Người Việt xưa nay có một thói quen khó bỏ là gắp thức ăn cho nhau, dùng chung nước chấm, dùng chung ly để uống. Tuy thể hiện sự thân tình, song những hành động này theo các bác sĩ là có thể truyền vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây viêm, loét dạ dày, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Rùng mình hình ảnh phóng to vi khuẩn bám ở miệng người
- Những siêu thực phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà bạn nên biết
Theo điều tra của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tỷ lệ người Việt nhiễm vi khuẩn HP khá cao, hơn 80% dân số. Vi khuẩn HP lây lan rất nhanh có rất nhiều đường lây, đặc biệt có thể lây qua đường ăn uống. Loại khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố. Các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong.
Vi khuẩn HP được tìm thấy có khá nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh. Do đó, nếu người có nhiễm HP, khi dùng đũa muỗng của mình gắp thức ăn cho người khác, dùng chung chén nước chấm thì việc lây bệnh là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, vào những dịp vui, người Việt hay có thói quen uống rượu nhấp môi (một ly rượu truyền cho nhiều người uống chung) đã tạo cơ hội tốt để vi khuẩn HP được dịp lây lan. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nên bỏ ngay những thói quen này để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người khác.
Có 3 cách thông dụng nhất để khẳng định một cá nhân có HP hay không đó là: Xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, nội soi-sinh thiết dạ dày. Nếu có HP thì cần tuân thủ một phác đồ điều trị triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét